Sa Pa dịp Tết có gì đẹp là câu hỏi được nhiều du khách quan tâm mỗi khi xuân về. Tết đến ngoài việc nghỉ ngơi, đi thăm chúc Tết gia họ hàng, bạn bè thì nhiều gia đình lựa chọn đi du lịch. Sa Pa là một trong những lựa chọn hàng đầu của du khách thời gian này. Những kinh nghiệm đi du lịch Sa Pa dưới đây hi vọng sẽ giúp bạn có được một chuyến đi hoàn hảo nhất:
Thời tiết Sa Pa vào dịp Tết
Sa Pa là một địa điểm du lịch đặc biệt được thiên nhiên ưu ái. Phải chăng cũng chính là nhờ kiểu thời tiết ở đây khác biệt những nơi khác. Thị trấn sương mờ này nằm ở độ cao 1600m so với mực nước biển thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam. Nơi này mang đặc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng địa hình cao và nằm gần đường chí tuyến nên mang đặc trưng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn đới. Có lẽ vì vậy nhiệt độ ở Sa Pa luôn thấp hơn các tỉnh khác cùng thuộc miền Bắc, mát mẻ quanh năm,là điểm đến tránh nóng của khách du lịch.
Tết đến là Sa Pa bước vào khoảng cuối đông, đầu xuân. Mùa đông Sa Pa cũng lạnh hơn những nơi khác, rét độc rét hại, thỉnh thoảng còn xuất hiện tuyết rơi, là kì quan hiếm có ở Việt Nam. Cái lạnh nơi đây cũng không cưỡng lại niềm háo hức ngắm những bông tuyết phủ trắng núi đồi. Nhiệt độ chênh lệch ban ngày và ban đêm ở đây cũng không quá lớn, khoảng 5-7 độ mà thôi. Nếu bạn muốn đến Sa Pa vào dịp này nên chuẩn bị đầy đủ trang phục giữ ấm để đảm bảo sức khỏe cho mình nhé. Còn đầu xuân thì thời tiết ấm áp hơn, trời có chút hửng nắng, không quá rét buốt. Ban ngày rất thích hợp để khám phá vẻ đẹp Sa Pa rực rỡ sắc hoa vào dịp đầu năm mới.
Khám phá Sa Pa mỗi dịp Tết đến, xuân về
Cảnh đẹp Sa Pa mùa xuân
Lạc vào thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ
Du lịch Sa Pa mỗi dịp Tết đến, xuân về lại khiến du khách háo hức không thôi. Sa Pa lúc này là một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời. Cảnh núi rừng hoang sơ, một sắc xanh mềm mại khiến lòng ta bình yên đến vậy. Khí hậu thì mát mẻ chiều lòng người. Khi bạn đã quá quen với khói bụi, ồn áo, náo nhiệt nơi phố thị đông đúc thì đến với Sa Pa sẽ khiến bạn hét lên vì vui sướng. Không khí trong lành, thoáng đãng, cảnh vật nên thơ, hữu tình khiến lòng như tĩnh lặng, được sống chậm lại. Nó sạch đến nỗi một cơn gió nhẹ nhàng lướt qua đem theo hương thơm dịu dàng của núi rừng, của hoa đào hoa mai nở rộ.
Sa Pa rực rỡ sắc màu mỗi độ xuân về
Không biết có bao nhiêu họa sĩ nhiếp ảnh gia tìm đến Sa Pa để đi tìm lời giải cho câu hỏi Sa Pa dịp Tết có gì đẹp? Mà bao nhiều lần đến đó rồi vẫn chưa khám phá, miêu tả hết được chủ đề này. Tết là dịp hoa anh đào khoe sắc thắm trên khắp núi rừng, những thửa ruộng bậc thang khoác lên màu xanh bát ngát. Mỗi sớm mai thức dậy bạn sẽ thấy giọt sương cứng long lanh đậu trên chiếc lá, trên nếp nhà trình tường mãi không chịu tan. Những cô gái váy áo xúng xính, những em bé đeo lắc bạc đinh đang, tiếng cười nói của những thanh niên trai bản bước chân cùng nhau đi trẩy hội, hay những phiên chợ tình e ấp. Những bộ đồ thổ cẩm rực rỡ sắc màu là nét văn hóa đặc trưng qua nhiều đời đúc kết tinh hoa mang nét tinh xảo không sao kể xiết. Đó là một bức tranh Sa Pa rực rỡ níu giữ bước chân du khách mãi không muốn về.
Những địa danh nổi tiếng ở Sa Pa
Cầu Mây
Cầu Mây là một cây cầu rất đặc biệt ở Sa Pa. Cây cầu này được kết lại bởi các sợi dây mây và bắc qua con suối đẹp nhất Sa Pa đó là suối Mường Hoa. Vào dịp Tết là lúc Sa Pa vẫn chìm trong khung cảnh sương mờ giăng khắp lối, đi bộ qua cầu có cảm giác nhẹ lâng lâng sương vấn vít dưới chân khiến cho du khách có cảm giác như được nhấc bổng lên, dạo bước trên mây vậy.
Thung lũng Mường Hoa
Mường Hoa là một trong những địa điểm thu hút du khách nhất khi đến với Sa Pa. Chắc hẳn bạn đã từng bắt gặp những bức ảnh sống ảo với những thửa ruộng bậc thang vàng ươm lúa chín, hay con suối nước trong veo uốn lượn quanh bản làng thì nó chính là được chụp từ một góc của thung lũng Mường Hoa. Đến Sa Pa dịp Tết không có lúa vàng nhưng thay vào đó là thảm lụa xanh vô cũng hấp dẫn của thiên nhiên, điểm xuyết trên đó là màu sắc rực rỡ của hoa đào, hoa mận. Đến ngắm nhìn bãi đá đen lớn nhiều hình dạng là một chứng nhân lịch sử của nhân loại. Mỗi góc của Mường Hoa đều cho ra những bức ảnh siêu đẹp, siêu hot.
Các bản làng của người dân tộc
Đến Sa Pa ngoài thưởng thức phong cảnh thiên nhiên, bạn còn có thể hòa mình vào nét văn hóa đặc sắc của các đồng bào dân tộc thiểu số ở đây. Chắc hẳn mọi người đã quá quen với những cái tên như bản Cát Cát, bản Tả Phìn, bản Tả Van, bản Lao Chải, bản Sín Chải,… Nhất là ghé thăm các bản làng này vào dịp Tết thì càng rực rỡ sắc màu hơn nữa. Nam thanh nữ tú cười đùa vui vẻ, trẻ em mặc quần áo dân tộc nhiều màu sắc trong thật vui mắt. Hoặc là tham gia các lễ hội truyền thống của người bản địa cũng rất thú vị đấy nhé các bạn.
Núi Hàm Rồng
Sa Pa dịp Tết có gì đẹp mà bạn chưa biết thì hãy ghé thăm núi Hàm Rồng, đây mà một trong những thắng cảnh đẹp nổi tiếng ở Sa Pa. Thử cảm giác trekking leo núi, ngắm nhìn thiên nhiên hữu tình nơi này. Điểm đặc biệt của núi Hàm Rồng nữa là không gian ở đây được bảo phủ bởi một lớp sương mù mờ ảo, càng lên cao sương càng dày đặc. Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống dưới du khách có cảm giác bồng bềnh trong mây, lâng lâng không sao kể xiết. Một chốn bồng lai tiên cảnh giữa nhân gian.
Cốc San
Cốc San là một quần thể gồm nhiều hang động lớn nhỏ thuộc xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Những hang động này nằm ẩn sâu trong những con thác nên người ta gọi đó là thác Cốc San. Vẻ đẹp của hang động này hoàn toàn là được tự nhiên điêu khắc, không hề có bất cứ sự tác động nào của con người. Động nằm giữa hai ngọn đồi thấp, xung quanh là cảnh núi non hùng vĩ nên thơ mang đậm chất núi rừng Tây Bắc. Khe giữa hai ngọn đồi tạo thành một con suối. Động có nhiều con thác xếp thành hình bậc thang từ trên cao xuống . Cứ đi vài chục mét là lại bắt gặp một hang động nhỏ trong quần thể này. Bên trong là những thạch nhũ đủ hình dạng, kích thước được phản chiếu ánh sáng qua làn nước tạo màu sắc kì ảo. Hãy đến Cốc San khi tới Sa Pa để khám phá nhé.
Đỉnh núi Fansipan
Fansipan được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương” bởi đây là ngọn núi có độ cao lớn nhất trong ba nước Đông Dương, độ cao lên tới 3.143m so với mực nước biển. Chính vì vậy Fansipan thu hút những nhà leo núi đến đây chinh phục thử thách mạo hiểm này. Còn bạn, nếu không phải là nhà leo núi chuyên nghiệp cũng có thể chinh phục ngọn núi này bằng cách đi cáp treo lên. Đứng trên đỉnh, bạn sẽ nhìn ngắm được khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, thu vào tầm nhìn toàn bộ thành phố Lào Cai thu nhỏ.
Những lễ hội Sa Pa vào dịp Tết
Lễ hội xuống đồng của dân tộc Tày, Dao
Sa Pa dịp Tết có gì đẹp ? Muốn biết có gì đẹp hãy đến Sa Pa vào đầu xuân, mùng 8 Tết. Đây là thời gian diễn ra lễ hội xuống đồng của dân tộc Tày Dao. Lễ hội là một nét văn hóa truyền thống bản địa nơi đây. Muốn tham gia lễ hội bạn phải dậy từ rất sớm. Mở màn đó là lễ rước nước và rước đất. Đội rước cũng phải được lựa chọn kĩ càng gồm một thầy cúng, đội khèn, đội kèn, đội trống và 4 thanh niên gồm 2 nam, 2 nữ khỏe mạnh, chưa lập gia đình để khiêng kiệu.
Kiệu rước được trang trí tuân theo ngũ hành. Thầy cúng đi đầu là người địa diện, sẽ giao tiếp với thần linh. Thầy cầm trên tay một cây nêu biểu tượng của sự đâm chồi nảy lộc, phía sau là đoàn rước hai ống bương dựng nước cùng đoàn rước đất được lấy từ đỉnh núi cao thiêng liêng của làng. Tiếp đến là phần hấp dẫn nhất là những tiết mục nhảy múa của dân làng và tham gia các trò chơi dân gian. Phần này du khách cũng có thể tham gia. Đừng ngại đăng kí vì dù có không chơi thành thạo nhưng đây cũng là một trải nghiệm thú vị dành cho bạn đó.
Xem thêm>>>
Lễ hội Tết nhảy của người Dao Đỏ
Lễ hội Tết nhảy ở Sa Pa là lễ hội truyền thống của người Dao Đỏ được tổ chức hằng năm vào ngày mồng 1 và mồng 2 Tết ơ bản Tả Van. Những người dân tộc nơi đây phải mất cả tháng trước đó để chuẩn bị . Lễ hội là một loại hình văn hóa độc đáo, một hình thức sinh hoạt cộng đồng của người dân chào mừng năm mới. Trong lễ hội có nhiều loại hình nghệ thuật được tổ chức như nghê thuật dân gian nhảy múa, điêu khắc…
Điểm đặc biệt nhất đó là lễ hội nhảy múa. Ở đây, nam thanh nữ tú với những bộ quần áo thổ cẩm rực rỡ sắc màu sẽ lần lượt trình diễn 14 điệu múa truyền thống của đồng bào mình. 14 điệu múa như kể 14 câu chuyện về sự tích, truyền thống của bản làng cũng như công lao của tổ tiên… Hòa vào đó là lời ca tiếng hát khi thì rộn rã, thúc giục, lúc lại nhẹ nhàng, mềm mại. Tiếp sau đó là nghi lễ rước và tắm tượng tổ tiên. Kế đến là điệu nhảy dâng gà trống và cuối cùng là điệu múa cờ. Hãy đến đây và hòa mình bầu không khí này mới cảm nhận hết niềm vui của mọi người trong bản.
Lễ hội Gầu Tào của người Mông
Lễ hội này diễn ra vào khoảng mồng 1 đến rằm tháng Giêng. Nếu lễ hội được tổ chức liền các năm thì mỗi năm tổ chức trong 3 ngày, còn gộp lại làm một thành lễ lớn sẽ tổ chức trong 9 ngày. Tiếng dân tộc Gầu Tào có nghĩ là ” chơi ngoài trời”, đây lễ hội lớn nhất trong năm của người Mông. Mục đích của lễ hội là tại trời đất, phù hộ cho gia đình khỏe mạnh, bình an, cầu phúc cho dân bản, tạ ơn thần núi, thần sông đã ban cho mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, gia súc đầy chuồng…Hy vọng năm sau sẽ hơn năm trước.
Gầu Tào gồm hai phần là lễ và hội. Điểm đặc biệt của lễ hội là đây cũng là dịp những gia đình chưa có con hoặc con cái ốm đau thường xuyên sẽ xin làng tổ chức lễ cúng thần núi thần sông. Phần hộ sẽ được tổ chức trên những khu đát trống rộng rãi, ở đó có nhiều trò chơi dân gian diễn ra thu hút du khách tham dự.
Lễ Quét Làng của người Xã Phó
Nhắc đến các lễ hội ở Sa Pa không thể thiếu đến lễ Quét Làng của người Xã Phó. Đây là lễ cúng các loại ma theo quan niệm xưa của người dân ở đây cầu chúc cho gia đình bình an, vật nuôi khỏe mạnh, hoa màu tươi tốt. Ngày diễn ra lễ hội được quy định là ngày ngọ, ngày mùi của tháng hai âm lịch. Truyền thuyết xưa kể lại rằng từng có thời kì ma quỷ hoành hành trong làng khiến người dân bệnh tật liên miên, mùa màng thất thu. Vào ngày mồng 2 tháng 2 âm lịch có một vị tiên đã đến giúp làng trừ ma quỷ. Từ đó họ lấy ngày này để làm lễ.
Lễ được diễn ra trên bĩ đất trông, người mang gà, mang chó, dê, lợn,… để mổ cúng. Thầy cúng đi từng nhà, mặt bôi nhọ, cầm kiếm gỗ và một cành đào làm lễ quét cho cả làng. Đến mỗi nhà thầy sẽ dâng một chén rượu lên bàn thờ gia tiên của nhà đó, cúng, múa kiếm xua đuổi tà ma. Người nhà sẽ lấy ngô tách hạt vung qua đầu thầy để kết thúc nghi lễ.
Thưởng thức những món ăn ngon này Tết ở Sa Pa
Thắng cố
Một trong những đặc sản Tây Bắc hấp dẫn du khách khi đến Sa Pa là món thắng cố. Đây là món ăn truyền thống của người dân tộc Mông. Nguyên liệu chính của nó là thịt ngựa. Từ thịt, xương, nội tạng và tiết ngựa, gia giảm thêm 30 loại gia vị nữa sẽ cho ra một nồi thắng cố nóng hổi sôi sùng sục. Trước đây chỉ có những phiên chợ lớn hoặc hội làng người ta mới có cơ hội thưởng thức mà nay thắng cố trở thành món ăn ngon nổi tiếng hấp dẫn du khách ở các nhà hàng tại Sa Pa.
Thịt trâu gác bếp
Đồng bào các dân tộc miền núi có một cách để bảo quản thịt đó là treo thịt lên gác bếp. Nhờ nhiệt độ của ngọn lửa cũng như bò hóng bám vào mà thịt chín cũng như để được lâu dài. Khi được đem ra mời du khách thì họ cảm nhận là thơm, bùi bùi. Món này mà vắt thêm chanh tươi hoặc chấm với tương ớt thì ngon hết xảy.
Lẩu cá hồi
Sa Pa dịp Tết có gì đẹp và ngon nhỉ? Sa Pa là một trong số ít địa phương của nước ta có điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu thích hợp cho việc nuôi cá hồi. Thịt cá hồi ở đây được đánh giá là không thua kém bất kì nước nào trên thế giới. Vì thế đây là món ăn ngon không thể thiếu được ở các nhà hàng. Thử tưởng tượng trong cái lạnh se se vào buổi tối ở Sa Pa, mọi người quây quần bên nồi lẩu cá hồi, nhúng thịt và rau, không khí ấm áp và dạ dày cũng ấm thì tuyệt biết bao.
Lợn cắp nách
Thịt lợn mán hay lợn cắp nách là có nguồn gốc xuất xứ từ truyền thống cách nuôi lợn của người miền núi. Ở đây lợn được thả rông chạy nhảy trong một khoảng sân, ăn những thức ăn sẵn có trong nhà như ngô, khoai, rau,…mà lớn lên. Con lợn chỉ được vài cân, dân bản cắp nách một cách dễ dàng, khi chúng đủ lớn sẽ đem xuống chợ bán. Ấy vậy mà thịt con nào con nấy chắc, thơm và ngọt. Những món ăn chế biến từ thịt cắp nách rất được du khách yêu thích.
Lưu ý khi đến Sa Pa vào dịp Tết
Một vài lưu ý dành cho bạn khi đến Sa Pa giúp chuyến du lịch của bạn tuyệt vời hơn:
- Hãy nhớ đặt phòng trước khi lên đường hoặc đặt cho mình một tour du lịch Sa Pa để đến nơi là bạn được nhận phòng nghỉ ngơi ngày. Vì dịp Tết là mùa đông khách du lịch, tình trạng cháy phòng xảy ra thường xuyên.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết, nhất là áo ấm và thuốc men. Vì không khí ở Sa Pa có chút đặc biệt so với các địa phương khác.
- Một phần là vào dịp Tết, thêm vào nữa đây là khu du lịch nổi tiếng nên tình trạng giá cả thường bị đẩy lên cao. Để đảm bảo thì du khách nên hỏi giá trước khi mua sắm hay ăn uống ở Sa Pa.
- Mang theo ô phòng trường hợp các con mưa bất chợt ở Sa Pa.
- Tham khảo thật kĩ Sa Pa dịp Tết có gì đẹp để biết đi đâu, ăn gì ở Sa Pa lúc này là đẹp nhất, ngon nhất.
Du lịch Sa Pa dịp Tết có gì đẹp mà khiến du khách từ khắp mọi nơi lại đến đây vào dịp xuân về chắc bạn đã có lời giải đáp. Nhờ cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp, những con người thân thiện nơi đây và bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc đã hấp dẫn du khách ghé thăm. Vậy bạn lên kế hoạch đến Sa Pa cùng gia đình, bạn bè hoặc người thương ngay thôi nào!