Du lịch Hà Nội dịp Tết có gì đặc biệt hơn những ngày thường? Đã từ lâu thủ đô Hà Nội được biết đến là một địa điểm thu hút khách trong và ngoài nước đến thăm. Những người yêu du lịch thường thích đến Hà Nội vào những ngày nghỉ lễ. Tết ở Hà Nội có nhiều điểm đáng để bạn ghé thăm như địa điểm ngắm pháo hoa đẹp, tham gia những lễ hội truyền thống hay đi chợ hoa ngày Tết…Hãy đến với thủ đô ngàn năm văn Hiến để cảm nhận cái hương vị Tết rất riêng nơi đây nhé:
Hà Nội xuân về có gì đẹp?
Những địa điểm ngắm pháo hoa tuyệt vời
Hồ Hoàn Kiếm
Mỗi năm vào đúng Giao thừa thủ đô Hà Nội lại tổ chức bắn phải hoa ở nhiều điểm trong thành phố. Một trong những địa điểm bắn lớn nhất đó là hồ Hoàn Kiếm. Đây cũng được đành giá nơi ngắm pháo hoa Giao thừa đẹp nhất. Tết đến là quanh hồ được trang trí cờ hoa rực rỡ để đón xuân, không khí rộn ràng tưng bừng hơn bao giờ hết. Còn gì thiêng liêng và tuyệt vời hơn khi hòa vào dòng người đông đúc, đếm ngược thời gian cùng đợi chờ khoảng khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Mọi người cùng ngắm những màn bắn pháo hoa đặc sắc, chúc nhau những điều may mắn, hạnh phúc dù là người quen hay người lạ. Để có được vị trí ngắm đẹp nhất bạn phải đến trước dành chỗ nhé. Nơi ngắm pháo hoa đẹp nhất là con đường xung quanh hồ hay những con phố xung quanh như Tràng Thi, Bà Triệu, Hàng Đào, Hai Bà Trưng…
Cầu Long Biên
Cầu Long Biên là một trong những địa điểm ưa thích của giới trẻ Hà Nội. Kể cả những ngày bình thường thì trên cầu cũng rất đông các bạn tụ tập. Cầu Long Biên cũng là một trong những địa điểm ngắm pháo hoa đẹp của thành phố. Cây cầu nối liền quận Hoàn Kiếm và Long Biên, lại có vị trí cao hơn so với những địa điểm bắn pháo hoa nên việc ngắm nhìn là rất thuận lợi. Cầu bắc ngang qua con sống Hồng, cả một không gian mênh mông, rộng lớn dành cho bạn thỏa sức ngắm nhìn. Được ngắm pháo hoa đêm Giao thừa với người mình yêu trên cầu Long Biên thật lãng mạn biết bao.
Sân vận động Mỹ Đình
Sân vận động Mỹ Đình nằm trên đường Lê Đức Thọ là một trung tâm phức hợp thể thao có diện tích lớn. Nơi đây có sức chứa lên đến hơn 40.000 người, là một địa điểm bắn pháo hoa tầm cao lớn của thủ đô. Hòa với không khí náo nhiệt của đêm 30, du lịch Hà Nội dịp Tết bạn muốn trải qua cùng hàng nghìn con ngươi khoảnh khắc countdown thiêng liêng này thì hãy đến với sân vận động Mỹ Đình nhé. Chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm thú vị cho mà xem!
Công viên Thống Nhất
Đây là một công viên lớn của thành phố Hà Nội với bốn mặt đều giáp với mặt phố. Không gian bên trong công viên rộng rãi, thoáng đãng và có nhiều cây cối xanh mát. Nó được chọn là một ba điểm bắn pháo hoa tầm cao của Hà Nội đêm Giao thừa. Sau khoảng khắc chuyển giao năm cũ và năm mới ấy sẽ có nhiều chương trình hoạt động hấp dẫn dành cho mọi người ở đó. Hãy đến và hòa chúng bầu không khí náo nhiệt nơi đây.
Vườn hoa Lạc Long Quân
Vườn hoa Lạc Long Quân là địa điểm tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Năm nào ở đây cũng diễn ra lễ bắn pháo hoa chào mừng năm mới. Người dân sống ở xung quanh Hồ Tây đều tập trung về đây để thưởng thức. Họ cùng chụp lại những khoảnh khắc đẹp, đợi chờ sự chuyển giao. Điểm bắn này thoáng rộng nên bạn có thể tìm được nhiều vị trí đứng để ngắm được trọn vẹn như bến Hàn Quốc, bến Nhật Bản hay còn đường ven Yên Phụ… Và tất nhiên vào dịp Tết thì công viên cũng được trang trí đèn, cờ, hoa lộn lẫy hơn ngày thường rất nhiều.
Những quán cà phê chill view đẹp mê ly
Bạn thuộc type người không thích sự ồn ào, náo nhiệt của dòng người đông đúc. Bạn chỉ muốn đón Giao thừa cùng người thương ở một không gian rất chill và nhẹ nhàng thì quán cà phê có tầm nhìn từ trên cao là nơi thích hợp nhất. Ở đây có không gian lãng mạn, hoa nến lung linh còn có thức ăn ngon, đồ uống đẹp mà không bị làm phiền. Và dĩ nhiên số tiền bạn phải trả tương ứng với chất lượng dịch vụ đó. Một số quán cà phê view đẹp gợi ý dành cho bạn như The Rooftop Hà Nội, Summit Lounge, Skyline Hà Nội, Avalon Cafe Lounge, Grill 63, Hàm Cá Mập…
Những ngôi chùa miếu cổ linh thiêng
Một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Hà Thành vẫn được lưu giữ đến ngày nay là đi lễ chùa đầu năm. Người ta đi lễ chùa cầu bình an, may mắn, ăn nên làm ra cho một năm mới thành công. Một số ngôi chùa miếu cổ linh thiêng thu hút du khách đến đầu năm là:
Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa lâu đời nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội để bạn du lịch Hà Nội dịp Tết. Chùa nằm trên phố Quán Sứ thuộc trung tâm thành phố. Đây cũng là trụ sở chính của giáo hội Phật giáo Việt Nam. Không gian trong chùa thanh tịnh, yên bình. Chính vì vậy vào dịp đầu năm mới, Phật tử các nơi đổ về đây rất đông, cầu cho gia đình năm mới vạn sự bình an. Ngôi chùa là một trong số ít chùa ở Việt Nam sử dụng phần lớn chữ quốc ngữ trong tên chùa và các câu đối viết trên tường.
Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo duy nhất của Hồ Tây trên trục đường Thanh Niên. Đây được bầu chọn là một trong 16 ngôi hùa cổ đẹp nhất thế giới nhờ những kiến trúc độc đáo bên trong nó. Chùa mang đậm phong cách kiến trúc của thời Lý.
Là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng đề cầu tài lộc, cũng là danh thắng bậc nhất xứ kinh kỳ nên từ xưa nơi này thường được đón ngự giá của vua đến ngắm cảnh và tổ chức cúng lễ vào dịp năm mới hay mồng một, hôm rằm. Không cứ đầu năm mà các ngày lễ trong năm, ngôi chùa thường xuyên đón du khách và Phật tử khắp nơi đến lễ chùa và cầu bình an.
Chùa Hà
Chùa Hà có tên đầy đủ là Thánh Đức Tự nằm ở phố chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. Kiến trúc của ngôi chùa có sự kết hợp hòa của nét đẹp cổ kính và hiện đại. Bên ngoài là cổng Tam Quan, đi vào trong có hồ Bán Nguyệt với hàng cây xanh mát. Cạnh hồ có bia đá Thánh Đuéc Tự Bi bốn mặt. Đây là ngôi chùa nổi tiếng về cầu nhân duyên ở Hà Nội. Chùa chính có kết cấu kiểu chữ Đinh gồm Tiền đường và Thượng điện, ban tầm bảo có năm gian chính.
Chùa Hà nổi tiếng là ngôi chùa cầu nhân duyên. Nghe các bạn trẻ Hà Nội kháo nhau rằng ai mà FA lâu năm khi đến chùa Hà thì nhất định đi một sẽ về hai. Vậy nên đến đây vào đầu năm, ngoài thấy các ông bà lớn tuổi đi lễ bạn cũng bắt gặp rất nhiều nam thanh nữ tú đến xin nhân duyên. Nếu bạn vẫn đang độc thân thì hãy đến đây cầu người yêu, mà nếu đã có người yêu rồi thì cũng đến để cầu hạnh phúc bền lâu nhé.
Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh là một ngôi chùa nhỏ nằm trong khu dân cư thuộc quận Đống Đa. Ngôi chùa được xây dựng vào thống Hậu Lê. Ngày nay, mặc dù đã trải qua nhiều làng tu sửa nhưng chùa vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính và trang nghiêm.
Ngôi chùa linh thiêng có tiếng này mỗi dịp đàu năm đầu có rất nhiều ở phật tử đến lễ Phật và cầu bình an cho gia đình. Đây cũng là chùa nổi tiếng về dâng sao giải hạn đầu năm. Không có gì bất ngờ khi năm mới bạn đi qua đoạn Ngã Tư Sở thấy khung cảnh đông đúc, nhộn nhịp ở đây. Ngôi chùa này cũng là nơi sau thời khắc giao thừa mọi người đến cầu may, hái lộc và xin quẻ đầu năm cho bản thân và gia đình. Đây chắc chắn là một địa điểm đáng đến khi đi du lịch Hà Nội dịp Tết.
Chùa Kim Liên
Chùa Kim Liên cũng là một ngôi chùa cổ của Hà Nội. Chùa mang đặc trưng của nét kiến trúc cung đình, uy nghiêm mà tao nhã. Cổng chùa được chạm khắc hoàn toàn bằng gỗ, khá đồ sộ và công phu. Các hoa văn được khắc trên vì kèo, đầu cột, đầu mái chùa chủ yếu là hổ phù, hoa và lá sen, hình rồng cách điệu, máy vờn… là họa tiết phổ biến ở Đàng Trong khoảng thế kỉ XVII đổ về trước. Mỗi dịp đầu năm, chùa lại tấp nập đón người dân đến lễ và cầu bình an.
Văn miếu Quốc Tử Giám
Văn miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi đây còn có các bia tiến sĩ ghi danh những nhân tài đất nước thời phong kiến xưa. Văn miếu cũng là một điểm đến thu hút đầu năm. Người Hà Nội có một nét đẹp truyền thống đó là xin chữ đầu năm. Vậy nên ngoài việc đi lễ, tham quan thì người dân đến văn miếu là để xin lấy “con chữ”.
Mỗi chữ được xin mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp khác nhau. Người cầu chữ Phúc để gia đạo bình an, người cầu chữ Thọ để có sức khỏe, người cầu Tài để sung túc, cầu Đỗ để học hành tấn tới… Những nét chữ uyển chuyển, uốn lượn dù là chữ Quốc Ngữ, chữ Nôm hay chữ Hán đều ẩn chứa thông điệp sâu sắc tặng cho người cầu.
Xem thêm>>>
Lễ hội đầu xuân
Lễ hội chùa Hương
Chùa Hương là miện đất Phật tương truyền là nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Chùa nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm thành phồ Hà Nội khoảng 60km. Lễ hội bắt đầu từ ngày mồng 6 tháng Giêng, kéo dài đến tận tháng Ba âm lịch. Trong thời gian diễn ra lễ hội bạn sẽ được chứng kiến hàng trăm chuyến đò tấp nập vào ra trên dòng suối Yến nước xanh trong.
Trước mở hội một ngày, các đình, chùa, miếu… xung quanh chùa Hương cũng đều Hương khói nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Khách thập phương nô nức từ khắp nơi đổ về đây theo hành trình hành hương về đất Phật. Phật tử sẽ đem theo lòng thành kính, dâng lên Người lời nguyện cầu, một nén tâm hương hoặc thả hồn vào núi non còn in dấu Phật. Nét độc đáo của lễ hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãn cảnh như lạc vào xứ sở non tiên cõi Phật. Dâng Hương ở động Hương Tích, chùa Thiên Trù, chùa Giải Oan… để cầu bình an và may mắn cho năm mới. Đến với đất Phật chùa Hương để cảm nhận sự linh thiêng tín ngưỡng bao đời nay của người Việt.
Lễ hội gò Đống Đa
Lễ hội gò Đống Đa được tổ chức ngay tại gò Đống Đa thuộc quận Đống Đa nhằm mục đích tôn vinh và nhớ ơn vị vua Quang Trung có công lớn đối với dân tộc. Lễ diễn ra vào ngày mùng Năm Tết hàng năm. Ngoài những nghi lễ trang trọng như cúng lễ, rước kiệu thì phần hội có nhiều trò chơi dân gian thú vị đề cao tinh thần thượng võ của dân tộc.
Độc đáo nhất là trò rước Rồng lửa Thăng Long. Thanh niên hai làng Đồng Quang và Khương Thượng cùng nhau dùng rơm bện thành hình con Rồng, có trang trí mo cầu và giấy bồi. Một nhóm khác thì mặc đồng phục giống nhau, đi quanh đám rứoc Rồng lửa, biểu diễn côn quyền nhằm tái hiện lại khí thế hào hùng của quân Tây Sơn xưa kia chống giặc ngoại xâm. Lễ hội gò Đống Đa được nâng lên là Quốc lễ của nước tả.
Lễ hội làng nghề Bát Tràng
Lễ hội làng nghề Bát Tràng diễn ra vào rằm tháng Hai âm lịch. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh nghề làm gốm truyền thống của người dân xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Đây cũng là dịp nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn cũng như lễ cúng thành hoàng, cầu mong cho làng nghê phát triển, người dân bình an và ấm no.
Phần hội có tiết mục chơi cờ người và hát thờ rất đặc sắc. Trước lễ hội, trong làng sẽ chọn ra hai bà tướng cờ là người có phẩm hạnh trong làng, mỗi bà sẽ chọn 16 thiên nữ tuổi từ 10-15 xinh đẹp nết na cho mặc quần áo đẹp và nuôi ăn ở. Các cô sẽ được tập luyện khoảng một tháng trước khi ra sân đình tổ chức hội chính thức. Hát thờ cũng phải tuyển chọn kĩ qua 3 chầu thi và 4 chầu cầm mới được vào hát chính thức.
Lễ hội cũng là nơi quảng bá, giới thiệu đến bạn bè, du khách những sản phẩm Gốm Bát Tràng truyền thống được tạo ra từ đôi tay khéo léo của nghệ nhân lành nghề.
Lễ hội Cổ Loa
Lễ hội này được tổ chức ở làng Cổ Loa, huyện Đông Anh nhất định bạn ở Hải tham dự khi du lịch Hà Nội dịp Tết. Các nghi thức trong lễ hội được diễn ra từ ngày mùng 6 đến 16 tháng Giêng. Nó được tổ chức nhằm kỷ niệm Thục Phán An Dương Vương nhập cung, có sự tham gia của 8 xã trên địa bàn huyện.
Đây là truyền thống từ xa xưa của làng, dạy dỗ con cháu biết ” uống nước nhớ nguồn” đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị và những hóa truyền thống cũng như di sản văn hóa thể vật thể và phi vật thể di tích thành Cổ Loa. Phần lễ gồm các nghi lễ thòi cúng An Dương Vương, người có công trong việc chống giặc ngoại xâm và bảo vệ lãnh thổ. Phần hội có các trò chơi như đốt pháo hoa, hát tuồng, hát ca trù… Tuy
Lễ hội đền Gióng Sóc Sơn và lễ hội Phù Đổng
Lễ hội này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Lễ hội vớinghi thức trang nghiêm cùng những trò chơi dân gian độc đáo nhằm tưởng niệm, ca ngợi chiến công bảo vệ đất nước của Thánh Gióng, một trong bốn vị thần tứ bất tử Việt Nam. Có hai hội Gióng tiêu biểu nhất đó là hội đền Gióng ở huyện Sóc Sơn và hội Phù Đổng thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Nơi đây tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống nhằm giáo dục cho con cháu thời này.
Phiên chợ hoa Tết tấp nập
Chợ hoa Quảng Bá
Chợ hoa Quảng Bá là một trong những chợ đàu mối hoa lớn nhất thủ đô nằm ở quận Tây Hồ. Chợ thường họp về đêm và gần sáng, đông nhất là khoảng 2-5 giờ sáng. Bước vào không gian chợ là một thế giới rực rỡ sắc màu với rất nhiều loại hoa khác nhau. Từ đây, những bông hoa theo thương lái tỏa đi khắp phố phường Hà Nội cũng như đến những địa phương xã. Vào dịp cận Tết cũng Nhuế Tết thì chợ hoa họp cả ngày, náo nhiệt từ sáng đến tối, có khi còn sáng đến cả ngày hôm sau. Bạn đã nghe ” Hà Nội có lẽ đẹp nhất về đêm”, muốn chứng thực nó hãy đến chợ hoa Quảng Bá.
Chợ hoa Mê Linh
Chợ hoa Mê Linh lại nổi tiếng về các loại hoa hồng, ở đây bạn có thể chiêm ngưỡng được cả một thảm hoa màu đỏ nhung bắt mắt. Đến chợ hoa Mê Linh không chỉ ngắm hoa mà bạn còn mua được những bông hoa hồng đẹp nhất với giá rất rẻ. Ngoài ra cũng có nhiều loại hoa khác như hoa cúc, violet, lý, thạch thảo… Chợ thưởng họp vào lúc nửa đêm nên bạn cần đi sớm nhé, khoảng 12 giờ đêm.
Chợ hoa Vạn Phúc
Chợ hoa Vạn Phúc nằm cạnh ngôi làng lụa Vạn Phúc nổi tiếng. Thường thì chợ họp vào tất cả các ngày trong tuần nhưng đến Tết thì lại tấp nập, náo nhiệt hơn hẳn. Bên cạnh những loại hoa, cây cảnh bán ngày thường thì chợ Tết lại rực rỡ hơn với nhiều màu sắc khác nhau. Đi dạo một vòng chắc chắn bạn sẽ tìm được cho mình loại hoa ưng ý như Cúc, lay ơn, lý, đào, thược dược, quất, lan… hay những loại cây cảnh như ngọc thảo, dã yên, dâm bụt… Đến chợ hoa Vạn Phúc check-in với các loại hoa cùng với con đường ô lãng mạn thì thật tuyệt vời.
Chợ hoa Lạc Long Quân
Chợ hoa Lạc Long Quân thực chất là chợ năm trên trục đường Lạc Long Quân. Nó bắt đầu ở đường Nghi Tàm, kéo dài đến gần hết đường Âu Cơ, kéo xuống Lạc Long Quân. Trục đường này nằm giữa những vựa hoa lớn nhất Hà Nội như chợ hoa Quảng Bá, chợ hoa Quảng An, chợ hoa Nghi Tàm hay Tứ Liên nên số lượng hoa thì cứ phải gọi là nhất nhì Hà Nội. Chợ họp từ sáng sớm đến tối mịt. Ở đây bạn có thể tìm được bất cứ loại hoa nào từ ngoại nhập đến hoa ở Sa Pa, Đà Lạt… chuyển tới với giá tương đối rẻ.
Ăn gì ở Hà Nội?
Hà Nội được mệnh danh là thiên đường ẩm thực với những món ăn nổi tiếng xứ kinh kỳ. Ăn gì khi đi du lịch Hà Nội dịp Tết? Ẩm thực ngày Tết lại càng đa dạng và hấp dẫn. Có thể kể đến những món ăn trứ danh như phở Hà Nội, chả cá Lã Vọng, cốm làng Vòng, giò chả Ước Lễ,… Hoặc chỉ là những món ăn đơn giản quen thuộc như xôi gấc vò, bún chả, thịt nấu đông… Đây là những hương vị bình dị, thân quen nhưng lại có dấu ấn riêng không thể lẫn lộn với địa phương khác của Việt Nam. Để rồi ai xa quê cũng mòn mỏi nhớ về. Du khách đến Hà Nội nhất định phải thưởng thức được cái vị của người Hà Nội nếu không sẽ rất tiếc nuối đấy.
Một số lưu ý khi đi du lịch Hà Nội vào dịp Tết
- Du lịch Hà Nội dịp Tết thường sẽ ấm hơn so với mùa đông lạnh lẽo nhưng thỉnh thoảng có xuất hiện những cơn mưa xuân khiến tiết trời se se lạnh. Khi du lịch bạn cần chuẩn bị áo ấm, mũ, ô để đảm bảo sức khỏe.
- Đến những nơi linh thiêng, cổ kính như đền, chùa, miếu… hay những di tích lịch sử trang nghiêm như lăng Bác bạn cần ăn mặc kín đáo, lịch sự. Tránh mặc váy quá ngắn hoặc trang phục hở hang.
- Chuẩn bị một tấm bản đồ du lịch nếu bạn không muốn bị lạc giữa đường ngang ngõ tắt xen kẽ nhau như 36 phố phường…
- Thời điểm Tết, các điểm tham quan du lịch rất đông đúc, du khách cần giữ gìn cẩn thận những vật có giá trị như tiền mặt, điện ,… phòng trừ mất cắp.
- Một số sự khách phản ánh là khi đi ăn hoặc mua đồ Hà Nội thường gặp phải người bán hàng gắt gỏng, bán giá cao hơn nhiều so với bình thường. Những lúc như vậy bạn đừng nên tỏ ra cáu gắt với họ, hãy mỉm cười. Nếu muốn mua đồ trước tiên nên hỏi giá trước để không gặp phải những sự cố khó chịu như vậy.
- Vào dịp Tết như cầu du lịch tăng mạnh nhưng dịch vụ lại có phần hạn chế. Vì vậy để có những tour du lịch tuyệt vời bạn hãy đặt trước với các đơn vị lữ hành để có chuyến đi đầu năm trọn vẹn mà giá cả hợp lí.
Du lịch Hà Nội dịp Tết thật đáng để đi phải không nào! Du xuân Hà Nội đầu năm để cảm nhận được những phong tục truyền thống vẫn còn lưu giữ một cách nguyên vẹn của người Hà Thành cho đến ngày nay.